Cuộc đời và sự nghiệp
Trần Quang Khải (1241-1294), ông không chỉ là một nhà
quân sự, một nhà ngoại giao giỏi mà còn là một bậc văn tài nổi tiếng của dân
tộc. Sống dưới triều Trần, ông không chỉ được vua cha Trần Thái Tông rất yêu
quý, mà những bậc lừng danh văn võ cũng rất nể trọng.
Trần Quang Khải là con trai vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng Tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
Thời Trần, ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều thất bại thảm hại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã từng đi vào những trang sử chói lọi của dân tộc ta, đưa đất nước ta đến với cuộc sống thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển. Trần Quang Khải là một trong những người có công xây dựng nền độc lập ấy. Chiến dịch Hàm Tử tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Trần Quang Khải là người giữ một vai trò quan trọng. Toàn bộ quân giặc Nguyên Mông đóng tại Hàm Tử đã nhanh chóng bị quân ta đánh tan tành. Cũng trong năm đó, Trần Quang Khải được cử làm tổng chỉ huy chiến dịch Chương Dương và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của Trần Quang Khải đã đẩy lùi được quân Nguyên Mông ra hai vị trí này, góp phần khôi phục kinh thành Thăng Long. Chiến công giải phóng kinh thành Thăng Long của ông được sử sách ca ngợi là chiến công to nhất lúc bấy giờ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), Trần Quang Khải được bố trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vừa tham gia trận mạc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Vua và Thượng hoàng. Trong trận quyết chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng (ngày 9 tháng 4 năm 1288), cùng với hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc khác, Trần Quang Khải đã góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ quân Nguyên Mông, lập lại hoà bình cho đất nước.
Không chỉ là nhà quân sự tài tình, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí trong văn học Việt Nam. Thơ ông được Phan Huy Chú đánh giá là những vần thơ “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”. Các bài thơ trữ tình của ông đã thể hiện sự khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước.
Thơ Trần Quang Khải còn thể hiện hào khí Đông A, hào khí đời Trần với giọng thơ hùng hồn, hào sảng, đanh thép. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, được xếp vào trong những bài thơ hay của thơ cổ nước ta. Đây là bài thơ được Trần Quang Khải viết nhân dịp Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long tổ chức ăn mừng chiến thắng:
Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
- Tụng giá hoàn kinh sư
- Phúc hưng viên
- Lưu gia độ
- Dã thự
- Xuân nhật hữu cảm
Trần Quang Khải là con trai vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng Tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
Thời Trần, ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều thất bại thảm hại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã từng đi vào những trang sử chói lọi của dân tộc ta, đưa đất nước ta đến với cuộc sống thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển. Trần Quang Khải là một trong những người có công xây dựng nền độc lập ấy. Chiến dịch Hàm Tử tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Trần Quang Khải là người giữ một vai trò quan trọng. Toàn bộ quân giặc Nguyên Mông đóng tại Hàm Tử đã nhanh chóng bị quân ta đánh tan tành. Cũng trong năm đó, Trần Quang Khải được cử làm tổng chỉ huy chiến dịch Chương Dương và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của Trần Quang Khải đã đẩy lùi được quân Nguyên Mông ra hai vị trí này, góp phần khôi phục kinh thành Thăng Long. Chiến công giải phóng kinh thành Thăng Long của ông được sử sách ca ngợi là chiến công to nhất lúc bấy giờ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), Trần Quang Khải được bố trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vừa tham gia trận mạc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Vua và Thượng hoàng. Trong trận quyết chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng (ngày 9 tháng 4 năm 1288), cùng với hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc khác, Trần Quang Khải đã góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ quân Nguyên Mông, lập lại hoà bình cho đất nước.
Không chỉ là nhà quân sự tài tình, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí trong văn học Việt Nam. Thơ ông được Phan Huy Chú đánh giá là những vần thơ “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”. Các bài thơ trữ tình của ông đã thể hiện sự khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước.
Thơ Trần Quang Khải còn thể hiện hào khí Đông A, hào khí đời Trần với giọng thơ hùng hồn, hào sảng, đanh thép. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, được xếp vào trong những bài thơ hay của thơ cổ nước ta. Đây là bài thơ được Trần Quang Khải viết nhân dịp Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long tổ chức ăn mừng chiến thắng:
Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
- Tụng giá hoàn kinh sư
- Phúc hưng viên
- Lưu gia độ
- Dã thự
- Xuân nhật hữu cảm
0 comments :
Post a Comment