Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông".
Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.
Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con ngừơi thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
Tác phẩm
* Ngọn đèn dầu lạc (1939)
* Vang bóng một thời (1940)
* Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
* Tàn đèn dầu lạc (1941)
* Một chuyến đi (1941)
* Tùy bút (1941)
* Tóc chị Hoài (1943)
* Tùy bút II (1943)
* Nguyễn (1945)
* Chùa Đàn (1946)
* Đường vui (1949)
* Tình chiến dịch (1950)
* Thắng càn (1953)
* Chú Giao làng Seo (1953)
* Đi thăm Trung Hoa (1955)
* Tùy bút kháng chiến (1955)
* Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
* Truyện một cái thuyền đất (1958)
* Sông Đà (1960)
* Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
* Ký (1976)
* Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982)
* Yêu ngôn (2000, sau khi mất)
Kết luận
Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩ hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.
Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thich. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề...
0 comments :
Post a Comment